TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TẦNG HẦM

08:59 - 05/08/2021

Hiện nay, từ các chung cư, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn đến các nơi vui chơi giải trí đều có tầng hầm để gửi xe hoặc phục vụ các nhu cầu khác của con người. Như vậy có thể thấy hệ thống thông gió tầng hầm nắm vai trò vô cùng quan trọng. Cùng Phước Thanh tìm hiểu những lưu ý khi thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm nhé.

ĐƠN HÀNG ỐNG GIÓ CHỐNG CHÁY CHO DỰ ÁN MỚI ĐÃ XUẤT XƯỞNG
TIÊU CHUẨN KÍCH CỠ ỐNG GIÓ VUÔNG THEO TCXD 232:1999 VÀ TCVN 5687:2010
PHƯỚC THANH - CHUYÊN CUNG CẤP CỬA GIÓ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HÀ NỘI
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ BẬT KHÔNG MÁT, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
TẠI SAO CẦN BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH?

Tìm hiểu cơ bản về hệ thống thông gió tầng hầm

Chưa có định nghĩa chính thức về h thống thông gió tầng hầm cũng như thông gió tầng hầm, nhưng có thể hiểu đơn gian như sau: Thông gió tầng hầm là các thiết bị hỗ trợ sự lưu thông, luân chuyển không khí giữa bên trong và bên ngoài tầng hầm nhằm cung cấp không khí tươi, loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc và các chất độc hại, từ đó tạo không gian thông thoáng, sạch sẽ để phục vụ cho các hoạt động của con người bên trong tầng hầm.

Là nơi nằm phía dưới mặt đất nên tầng hầm thường hay ẩm thấp và dễ có các mùi khó chịu, nấm mốc và các chất độc hại khác. Không chỉ có vậy, các tầng hầm thường là nơi để xe, lưu lượng xe ra vào lớn. Khí thải từ các xe nếu không được xử lý đúng cách dễ lây lan, tích tụ trong không gian tầng hầm, làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng và thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Ở Việt nam hiện nay, người ta thường cho rằng thông gió tầng hầm để giảm lượng khí CO2 có trong tầng hầm, tuy nhiên thực tế, thông gió tầng hầm còn giúp giảm thiểu lượng khí Radon – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi cho những người không hút thuốc lá.

Bên cạnh đó, vì nằm dưới mặt đất nên các hơi ẩm từ trong đất có thể dễ dàng thấm qua nền và tường của tầng hầm. Nếu độ ẩm quá cao sẽ tạo ra mùi ẩm mốc khó chịu, và hơn nữa là tạo điều kiện phát triển cho các loại nấm mốc độc hại. Theo cơ quan bảo vệ môi trường EPA (Environmental Protection Agency), thì các loại nấm mốc, đặc biệt là nấm mốc đen có thể gây ra nhiều loại dị ứng, làm các cơn hen nặng hơn và tạo ra triệu chứng cúm.

Như vậy, ta có thể hiểu được phần nào vai trò quan trọng của hệ thống thông gió tầng hầm. Không chỉ cung cấp khí Oxy, loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc mà còn giúp giảm thiểu các khi thải độc hại như CO2, Radon…

Các phương pháp thông gió tầng hầm

Thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí là 2 phương pháp chính để thông gió cho tầng hầm hiện nay.

Thông gió tự nhiên

Thông gió tự nhiên tầng hầm là phương pháp sử dụng các luồng khí hoàn toàn tự nhiên và không có sự can thiệp của bất kì thiết bị cơ khí nào. Biện pháp này thường chỉ áp dụng với các tầng hầm có thiết kế các cửa sổ, ô lấy gió đặc biệt và có thể tùy chỉnh đóng, mở. Các ô cửa thông thường sẽ mở và chỉ đóng lại khi trời mưa để hạn chế tối đa lượng nước mưa, hơi ẩm vào tầng hầm.

Các ô cửa lấy gió và thoát gió cần được bố trí đối diện và cách đều nhau theo các hướng gió tự nhiên của tầng hầm để đạt được hiệu quả thông gió tốt nhất. Phương pháp này giúp chủ đầu tư tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên nếu tầng hầm có độ ẩm, mốc quá cao, thì phương pháp này sẽ không hiệu quả. Khi ấy, ta cần sử dụng đến phương pháp thứ 2, đó là thông gió cơ khí.

Thông gió cơ khí

Thông gió cơ khí là phương pháp thông gió sử dụng các thiết bị cơ khí như quạt và hệ thống ống gió, cửa gió để hút không khí từ bên ngoài rồi cấp vào bên trong không gian tầng hầm. Một số tầng hầm có thể chỉ cần sử dụng hệ thống hút thải, một số thì sử dụng cả hệ thông cấp và hút tùy thuộc vào số tầng, mục đích sử dụng tầng hầm và chi phí của chủ đầu tư… Ở phần tiếp theo, ta sẽ cũng tìm hiểu chi tiết hơn về thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm.

Tìm kiếm đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm uy tín? Click vào đây.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động thông gió tầng hầm

Nguyên lý hoạt động hệ thống thông gió tầng hầm

Dưới đây là sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống thông gió tầng hầm điển hình:

Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống thông gió tầng hầm

Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống thông gió tầng hầm

Trong đó, các kí hiệu viết tắt có thể hiểu là:

FD: Van chặn lửa được lắp sau quạt nhằm tránh cháy lan khi có sự cố

NRD: Van một chiều hạn chế sự di chuyển sai hướng của luồng gió

EAF: Exhaust Air Fan là quạt hút thải tầng hầm

EAG: Exhaust Air Grille là cửa hút, miệng hút gió thải tầng hầm

EAL: Exhaust Air Louver là louver thải gió tầng hầm.

Nhìn vào sơ đồ có thể thấy 2 tầng hầm là B1 và B2. Mỗi tầng hầm có dùng 1 quạt hút với lưu lượng 45000 m3/h và cột áp là 600 Pa. Các quạt này thường được đặt trong phòng riêng để hạn chế tiếng ồn khi hoạt động. Quạt EAF hoạt động hút gió nên gió thải sẽ được hút qua các EAG rồi đi theo hệ thống ống gió (màu nâu) và thải ra qua các EAL đặt bên ngoài trời.

Một lưu ý là quạt thông gió tầng hầm thường có 2 chế độ là hút thải và hút khói. Trong trường hợp hút khói thì lưu lượng quạt sẽ tăng lên khoảng từ 1,5 đến 1,6 lần so với chế độ hút thải bình thường.

Nguyên lý hoạt động của quạt thông gió tầng hầm

Quạt thông gió tầng hầm có 2 nguyên lý hoạt động chính như sau:

Một là, hoạt động theo thời gian cố định, nghĩa là quạt chỉ hoạt động vào những khung giờ cao điểm, khi có nhiều xe cộ, và có nồng độ khí thải CO, CO2 cao

Hai là, quạt tự hoạt động dựa trên cảm biến nồng độ khí CO, CO2. Ở chế độ này, quạt có 4 cấp hoạt động như sau:

Nồng độ khí CO, CO2

< 9ppm: 100% quạt tắt

Nồng độ khí CO, CO2

Từ 9ppm đến 25ppm: 50% quạt chạy ( 50% công suất thông gió)

Nồng độ khí CO, CO2

> 25ppm: 100% quạt chạy ở chế độ thông gió

Nồng độ khí CO, CO2

> 40ppm: 100% quạt chạy ở chế độ hút khói

Dưới đây là sơ đồ nguyên lý cấp gió tươi cho tầng hầm:

Sơ đồ nguyên lý cấp gió tươi cho tầng hầm

Sơ đồ nguyên lý cấp gió tươi cho tầng hầm

Trong đó :

FD: Van chặn lửa được lắp sau quạt nhằm tránh cháy lan khí có sự cố

SAF: Supply Air Fan là quạt cấp gió tầng hầm

SAG: Supply Air Grille là cửa cấp gió tươi tầng hầm

SAL: Supply Air Louver là louver cấp gió tầng hầm.

Các tiêu chuẩn thông gió tầng hầm

Ở Việt Nam hiện nay, Tiêu chuẩn TCVN 5687:2010 là tiêu chuẩn được ưu tiên và phù hợp nhất để thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm. Dưới đây là quy định về lưu lượng không khí ngoài cho các phòng được thông gió cơ khí.

Bảng lưu lượng không khí ngoài cho các phòng được thông gió cơ khí

Bảng lưu lượng không khí ngoài cho các phòng được thông gió cơ khí

Theo như trong tiêu chuẩn này thì lưu lượng hút thải cho tầng hầm sẽ bằng 6 lần bội số trao đổi không khí. Lưu ý, chỉ số này chỉ áp dụng với các tầng hầm cao  2.5m, nếu cao hơn 2.5m thì phải tính theo tỷ lệ tăng của chiều cao.

Ngoài tiêu chuẩn TCVN 5687:2010 thì có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn khác về thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm như: SS553:2016, Tiêu chuẩn Ashrae 60.1, Tiêu chuẩn Australia… Đây là các tiêu chuẩn phổ biến của nước ngoài.

Các tiêu chuẩn này có phần sẽ chi tiết hơn so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Họ sẽ đưa ra các ví dụ tính toán cụ thể như khoảng cách bố trí miệng gió là bao nhiêu, vận tốc trên miệng gió là bao nhiêu…

>> Xem thêm: http://phuocthanhtrading.com/nhung-tieu-chuan-phai-biet-khi-thiet-ke-he-thong-thong-gio-dieu-hoa-khong-khi-cho-benh-vien 

Đơn vị lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm uy tín, chất lượng

Với nhiều năm kinh nghiệm, công ty Phước Thanh là một trong những đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa không khí hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên có trình độ chuyên môn cao và tận tụy với khách hàng, PHƯỚC THANH cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Dịch vụ Phước Thanh (PTS)

Hotline: 0247 3022 279 - 0983 839 222

Email: sales@phuocthanhtrading.com

Website: http://phuocthanhtrading.com/

Add: Tòa CT2A Chung Cư Quốc Hội, Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội